logo BSR

Cổ phiếu BSR

VND

20,250

stock down icon

Giá dầu

USD

72.14

stock up icon

{allCategoryIds=, allKeywords=, allTagIds=, andOperator=false, anyCategoryIds=40256, anyKeywords=, anyTagIds=, classNameIds=, classTypeIds=, description=null, end=10, excludeZeroViewCount=false, expirationDate=Wed Apr 16 19:07:12 ICT 2025, groupIds=, keywords=null, linkedAssetEntryId=0, listable=true, notAllCategoryIds=, notAllKeywords=, notAllTagIds=, notAnyCategoryIds=, notAnyKeywords=, notAnyTagIds=, orderByCol1=displayDate, orderByCol2=null, orderByType1=DESC, orderByType2=null, paginationType=null, publishDate=Wed Apr 16 19:07:12 ICT 2025, start=0, title=null, userName=null, visible=true}

Sự phát triển của ngành xăng dầu quân đội và hành trình góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của BSR

Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Chiến dịch này là điển hình cho loại hình chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Theo các chuyên gia quân sự, để loại hình chiến dịch này thành công, cần sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ từ các quân binh chủng, từ công tác tình báo, thông tin, đến hậu cần... Để đảm bảo cung cấp nhiên liệu quốc phòng đầy đủ cho các quân binh chủng trong chiến dịch lịch sử này, ngành hậu cần và cụ thể là bộ đội xăng dầu đã có sự chuẩn bị từ nhiều năm trước. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), PetroTimes xin giới thiệu các bài viết về những chiến công lặng thầm nhưng rất quan trọng của bộ đội xăng dầu và hành trình góp phần tiếp nối của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong công cuộc đảm bảo an ninh quốc phòng.

Kỳ 1: Huyền thoại về “dòng sông năng lượng” chảy dọc Trường Sơn

Bối cảnh lịch sử và những mét ống xăng dầu đầu tiên

Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày càng khốc liệt, xăng dầu là vấn đề cấp bách trên chiến trường. Từ năm 1968 đến năm 1975, mất gần 7 năm băng sông, vượt núi dưới mưa bom bão đạn, Việt Nam đã xây dựng thành công tuyến ống dẫn xăng dầu kéo dài từ biên giới phía Bắc đến tận miền Nam.
Trước đó, tuyến vận chuyển 559 được thành lập vào cuối năm 1959. Đây là tuyến vận tải xăng dầu, vũ khí, đạn dược, bộ đội vào miền Nam do Binh đoàn Trường Sơn thực hiện. Trên tuyến này, xe chở xăng dầu là một mục tiêu ném bom trọng điểm của máy bay Mỹ. Việc Mỹ tăng cường ném bom các tuyến giao thông khiến tuyến đường này tê liệt. Đây được xem là một đòn “hiểm” khiến chiến trường miền Nam thiếu hụt xăng dầu trầm trọng, có lúc chỉ có xe cứu thương mới được cấp xăng.

Bộ đội Trường Sơn lắp đường ống xăng dầu vượt suối (Ảnh tư liệu)

Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng cho chiến trường ngày càng trở nên cấp bách. Trước tình thế đó, Việt Nam cần tìm ra giải pháp để vừa có thể vận chuyển xăng dầu nhanh chóng, vừa phải bảo đảm an toàn trước sự bắn phá không ngừng nghỉ của địch.

Năm 1967, sau chuyến công tác của Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, Liên Xô đã viện trợ 2 bộ ống và 20 máy bơm PNY cùng một số xe chuyên dụng. Bộ ống gồm có nhiều đoạn ống dài 6m, đường kính 100mm, nặng 40kg, là loại khớp nối hai đầu. Đây được xem là nền móng đầu tiên trong hành trình “xẻ dọc” Trường Sơn xây dựng đường ống dẫn dầu. Huyền thoại về “dòng sông năng lượng” chảy dọc Trường Sơn bắt đầu.

Tháng 3/1968, Cục Xăng dầu - Bộ Quốc phòng được thành lập, chỉ định Thượng tá Phan Tử Quang làm Quyền Cục trưởng và Đại tá Nguyễn Chí Thành làm Chính ủy. Đại tá Phan Tử Quang kể về những khó khăn về kỹ thuật của đoàn lắp đặt ống dẫn xăng dầu lúc đó, đa số cán bộ kỹ thuật đều không được học về đường ống, những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa mới ra trường, chỉ có một số cán bộ đi học ở Liên Xô về. Tuy nhiên, tất cả đều chưa có kinh nghiệm trong kỹ thuật xây dựng đường ống dẫn dầu.

Bức ảnh “Chiến sỹ gái đơn vị xăng dầu Trường Sơn” của nhiếp ảnh gia Vương Khánh Hồng chụp năm 1973.

Nghệ An được chọn là nơi xây dựng tuyến dẫn xăng dầu đầu tiên. Đại tá Phan Tử Quang trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Công trường 18 thi công tuyến ống dẫn dầu từ Truông Bồn (huyện Đô Lương, Nghệ An) qua sông Lam về Nga Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Tuyến ống dẫn dài 42km, mang mật danh là X42, được thi công trong vòng 41 ngày. Khởi công từ đầu tháng 7 đến ngày 15/8/1968 thì hoàn thành, 4 ngày sau dòng xăng đầu tiên từ Truông Bồn được bơm vào kho Nga Lộc.

Mồng 1 Tết Kỷ Dậu (1969), tuyến ống kéo dài ra hai đầu phía Nam theo đường 12 vượt dãy Trường Sơn, băng qua biên giới Việt Nam xuống hạ Lào ở ngã ba Lùm Bùm được hoàn thành. Dòng xăng từ Nghệ An đã vượt đỉnh Trường Sơn chảy thẳng sang nước bạn Lào. Sau khi đưa được xăng dầu đến được Hạ Lào, hành trình dẫn xăng dầu dọc Việt Nam lại tiếp tục gặp khó khi bơm cao áp ngày càng thiếu. Gặp khó, sự can trường, tinh thần sáng tạo của bộ đội Trường Sơn đã được phát huy. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện quyết định cho tháo bơm của Liên Xô để các kỹ sư, công nhân có tay nghề cơ khí giỏi tiến hành đo đạc chi tiết, chế tạo thử. Trực tiếp chứng kiến và góp ý, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) đã chạy thử chiếc máy bơm đầu tiên ở Cầu Diễn (Hà Nội). Sau khi thử nghiệm thành công, các nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Dương và Trần Hưng Đạo lập tức được giao nhiệm vụ chế tạo hàng trăm chiếc bơm đủ đáp ứng cho tuyến ống dẫn dầu kéo dài.

Huyền thoại trong những huyền thoại

Khi nói về tuyến đường ống xăng dầu vượt Trường Sơn, tướng Đồng Sỹ Nguyên từng nói: “Nếu đường Trường Sơn là huyền thoại, thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”.

Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên duyệt phương án thi công đường ống xăng dầu qua Tây Nguyên tại thực địa, cuối năm 1969 (Ảnh tư liệu)

Sau khi vấn đề máy bơm dầu bước đầu được tháo gỡ, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện đưa ra chủ trương lấy đoạn thử nghiệm X42 (đoạn từ Truông Bồn, huyện Đô Lương, Nghệ An qua sông Lam về Nga Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) làm trung điểm mở rộng chia ra 2 hướng Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn với tổng chiều dài gần 700km. Hướng Tây Trường Sơn có chiều dài 350km, từ Nghệ An vượt qua biên giới đến Trung Lào qua Kavát. Tuyến ống này đặc biệt gian nan khi ống dẫn dầu phải vượt qua đèo Mụ Dạ (Quảng Bình) cao hàng nghìn mét. Các cán bộ, chiến sĩ buộc phải tháo bơm để vác lên núi, cách 100-200m đặt một máy bơm đẩy, luân phiên bơm xăng qua. Cuối cùng, ngày 9/3/1969, xăng đã vượt hàng trăm km đến Kavát, sau đó vươn sâu vào phía Nam đến Hạ Lào, qua Tây Nguyên vào đến Đông Nam Bộ.

Mùa xuân năm 1969, tuyến dẫn xăng dầu Đông Trường Sơn cũng được thi công. Bắt đầu từ Cẩm Ly (huyện Lệ Ninh, nay là Lệ Thủy và Quảng Ninh, Quảng Bình) theo đường 10 vào Bến Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) qua A Lưới (Thừa Thiên Huế) đến Kon Tum, vượt đèo Đá Bàn (Quảng Ngãi) có độ cao hơn 1.000m.

Sơ đồ toàn tuyến đường ống xăng dầu từ miền Bắc vào Đông Nam Bộ. Tuyến ống này góp phần quan trọng trong việc cung cấp xăng dầu phục vụ cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Giữa năm 1970, Tổng cục Hậu cần tận dụng thời gian Mỹ ngừng ném bom, chỉ đạo làm tiếp một đoạn đường đưa xăng dầu trực tiếp từ Hà Nội vào Nghệ An. Cuối năm 1971, đường ống dẫn xăng dầu từ tổng kho dự trữ xăng dầu lớn nhất của miền Bắc đặt tại Nhân Vực (phía Nam Hà Nội) hoàn thành và đưa trực tiếp xăng dầu qua hai tuyến Đông và Tây Trường Sơn.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, việc cấp tốc vận chuyển xăng dầu, chi viện cho miền Nam chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công được đẩy nhanh tiến độ. Hai đường ống Đông và Tây Trường Sơn kéo dài gặp nhau tại Kon Tum, các tuyến dẫn xăng dầu khác băng sông, vượt núi nối liền vào đến Bù Gia Mập (Bình Phước), kết thúc hành trình với tổng chiều dài các đường ống (tính cả các ống song song) gần 5.000km. Trải qua hành trình dài 7 năm, tổng số lượng xăng dầu cho miền Nam Việt Nam tới 5,5 triệu m3, góp công lớn cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam.

Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất và sau đó ngành xăng dầu quân đội đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết: “Không có đường ống xăng dầu thì không thể có đánh lớn. Cùng một lúc huy động 5 quân đoàn và hàng chục vạn xe, pháo tham gia chiến dịch, xăng dầu phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời. Đây thực sự là chiến công của những con người dũng cảm, sáng tạo, đầy tài nghệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Đây là nhận xét đầy đủ nhất về tầm quan trọng của ngành xăng dầu quân đội trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 nói riêng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra tuyến ống cung cấp xăng dầu.

Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kỳ thống nhất, hòa bình, phát triển và ngành xăng dầu quân đội vẫn tiếp tục phát triển để đáp ứng những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Tại thời điểm đó, nguồn xăng dầu sử dụng cho dân sinh và quân đội vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Và dự án về nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước đã được triển khai ngay sau đó để giải quyết vấn đề tự chủ năng lượng. Nhưng đáng tiếc, dự án này phải tạm dừng năm 1979 vì nhiều lý do. Trải qua nhiều biến thiên, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được xây dựng thành công để tiếp tục sứ mệnh góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng cho đất nước.

theo Petrotimes

Từ khoá

Xuất bản thông tin

Tin tức mới nhất

news-2

BSR tập trung nguồn lực triển khai Dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độ

icon clock

15:52

16/04/2025

news-2

Gần 5.000 đảng viên Petrovietnam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

icon clock

15:57

16/04/2025

news-2

Sự phát triển của ngành xăng dầu quân đội và hành trình góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của BSR

icon clock

09:51

16/04/2025

Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn