logo BSR

Cổ phiếu BSR

VND

20,250

stock down icon

Giá dầu

USD

72.14

stock up icon

{allCategoryIds=, allKeywords=, allTagIds=, andOperator=false, anyCategoryIds=40256, anyKeywords=, anyTagIds=, classNameIds=, classTypeIds=, description=null, end=10, excludeZeroViewCount=false, expirationDate=Thu Jul 17 03:57:47 ICT 2025, groupIds=, keywords=null, linkedAssetEntryId=0, listable=true, notAllCategoryIds=, notAllKeywords=, notAllTagIds=, notAnyCategoryIds=, notAnyKeywords=, notAnyTagIds=, orderByCol1=displayDate, orderByCol2=null, orderByType1=DESC, orderByType2=null, paginationType=null, publishDate=Thu Jul 17 03:57:47 ICT 2025, start=0, title=null, userName=null, visible=true}

Một hội thảo đặc biệt của những người gìn giữ “sức khỏe” cho các nhà máy Petrovietnam

Đã từng tham dự nhiều hội nghị, hội thảo kỹ thuật, nhưng hội thảo lần này vẫn để lại trong tôi ấn tượng khác biệt – bởi không khí làm việc nghiêm túc, tinh thần chia sẻ cởi mở và bởi những con người lặng thầm giữ cho các nhà máy của Petrovietnam luôn vận hành ổn định, an toàn.

Đây là Hội thảo “Nâng cao công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy khí và lọc hóa dầu” – hoạt động thường niên do Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức. Hội thảo quy tụ gần 100 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia và nhà quản lý đến từ các nhà máy lọc hóa dầu, sản xuất phân bón, chế biến khí – cùng các đơn vị hàng đầu về dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa công nghiệp như PTSC, PVChem, PVMR...

TS. Lê Xuân Huyên - Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ Petrovietnam chủ trì hội thảo

Dù không liên quan gì đến ngành y, nhưng công việc của họ – những người “bắt bệnh” thiết bị, “chẩn đoán” rủi ro và “điều trị” cho các tổ hợp công nghiệp lớn – lại mang nhiều điểm tương đồng với sứ mệnh của những người làm công tác y tế. Chính sự chuẩn xác, kiên trì và am hiểu thiết bị đến từng chi tiết đã góp phần đảm bảo cho các nhà máy vận hành liên tục, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự cố và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các tham luận tại hội thảo lần này là những công trình nghiên cứu chuyên sâu, kết tinh chất xám của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia Petrovietnam trong lĩnh vực bảo dưỡng – sửa chữa công nghiệp. Nội dung tập trung vào hệ thống thiết bị tĩnh, thiết bị động, thiết bị công nghệ thuộc các dây chuyền chế biến khí, lọc – hóa dầu, phân bón… Nhiều tham luận phản ánh trực tiếp quá trình tích lũy kinh nghiệm thực tế qua hàng chục năm vận hành các nhà máy lớn như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau…

Ông Mai Tuấn Đạt - Phó Tổng giám đốc BSR cho biết, BSR luôn có yêu cầu rất cao trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa.

Đáng chú ý, nhiều quy trình bảo dưỡng tổng thể được trình bày trong hội thảo là sản phẩm của quá trình chuẩn hóa – chắt lọc từ thực tiễn, giúp nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong việc tổ chức dừng – sửa chữa – chạy lại các tổ hợp sản xuất quy mô lớn. Những quy trình này không chỉ đảm bảo tiến độ, an toàn, tiết kiệm chi phí, từng bước làm chủ kỹ thuật phức tạp mà trước đây thường phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài.

Một điểm nhấn khác tại hội thảo là việc ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo vào công tác bảo dưỡng. Nhờ các nền tảng phân tích dữ liệu và quản lý thiết bị thông minh, các kỹ sư Petrovietnam giờ đây có thể chủ động giám sát tình trạng máy móc theo thời gian thực, chẩn đoán sớm các nguy cơ tiềm ẩn và lập kế hoạch dừng máy tối ưu. Kho dữ liệu vật tư, linh kiện thay thế lên tới hàng trăm ngàn chủng loại cũng được số hóa, cho phép nhanh chóng truy xuất, thay thế khi cần, giúp hệ thống vận hành linh hoạt, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống kỹ thuật phát sinh.

Điều đặc biệt là nội dung của hội thảo lần này không mới – là sự tiếp nối một chuỗi hội thảo chuyên ngành đã được Petrovietnam tổ chức liên tục hơn một thập kỷ qua, dưới sự dẫn dắt của Hội đồng Khoa học và lãnh đạo Tập đoàn. Người viết vẫn còn nhớ, tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy chế biến dầu khí diễn ra năm 2014 ở Dung Quất, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng – nay là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, khi đó là Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực lọc – hóa dầu – đã chỉ đạo mở rộng phạm vi thảo luận, tạo môi trường trao đổi kinh nghiệm đa chiều, cùng xây dựng “ngân hàng” tình huống kỹ thuật, bài học thực tiễn, giải pháp tối ưu cho hoạt động bảo dưỡng - sửa chữa toàn ngành.

“Chúng ta cần xây dựng chiến lược lâu dài, nghiên cứu mô hình tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng – sửa chữa các nhà máy; thống nhất danh mục vật tư, thiết bị; hợp nhất các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao”, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh tại hội thảo năm đó.

Một chiến lược bài bản đã từng bước hình thành, thể hiện rõ nét qua các đợt bảo dưỡng tổng thể những nhà máy công nghệ cao, thiết bị phức tạp, nơi mà các đơn vị dịch vụ của Petrovietnam từng bước trưởng thành. Từ vị thế của những “người học việc”, từng bước tham gia các gói thầu nhỏ, đến nay nhiều đơn vị đã trở thành nhà thầu chính, đủ năng lực đảm nhiệm tổng thể các gói dịch vụ kỹ thuật.

Ông Phạm Văn Hùng - Phó Tổng giám đốc PTSC khẳng định PTSC đủ năng lực đảm nhiệm tổng thầu bảo dưỡng tổng thể các nhà máy của Petrovietnam.

Điển hình là hành trình tham gia bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của PTSC: từ năm 2010 (đợt bảo dưỡng tổng thể đầu tiên), đơn vị mới chỉ cung cấp khoảng 120 nhân sự hỗ trợ công tác bảo dưỡng thường xuyên. Đến năm 2013 (đợt 2), PTSC bắt đầu tham gia các hạng mục định kỳ đơn giản như chống ăn mòn, giàn giáo, làm sạch, kiểm tra – bảo dưỡng đường ống (với hơn 200 nhân sự tham gia hằng ngày). Tới năm 2024 (đợt 5), PTSC đã tiến một bước dài – trở thành thành viên liên danh nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn vận hành và bảo dưỡng tổng thể (OEM Service), ngang tầm các nhà thầu quốc tế.

Tại mỗi đợt bảo dưỡng tổng thể, phạm vi công việc mà PTSC đảm nhiệm ngày càng mở rộng, cả về số lượng, mức độ phức tạp và giá trị hợp đồng. Đặc biệt trong đợt bảo dưỡng lần thứ 5 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (năm 2024), PTSC đã đóng vai trò Tổng thầu 3 trong số 6 gói công việc chính – trong đó có các hạng mục bảo dưỡng các phân xưởng công nghệ trụ cột, vốn trước đây do các nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm.

Về nguồn lực nhân sự, PTSC sở hữu gần 100 cán bộ quản lý kỹ thuật cấp cao, có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực bảo dưỡng sửa chữa công nghiệp. Đội ngũ này đảm nhận các vị trí chủ chốt như quản lý toàn diện công tác bảo dưỡng – sửa chữa, quản lý công trường, giám sát và đảm bảo chất lượng công việc... Tất cả đều đã từng tham gia các dự án bảo dưỡng tổng thể của các tổ hợp lớn như BSR, NSRP, Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, các nhà máy nhiệt điện và hóa chất.

Chính đội ngũ này là nền tảng cốt lõi, giúp các đơn vị thành viên Petrovietnam đủ năng lực tiếp cận và thực hiện các gói thầu kỹ thuật phức tạp, không chỉ trong lĩnh vực lọc – hóa dầu, mà còn trong toàn bộ chuỗi công nghiệp năng lượng mà Petrovietnam đang phát triển. Nguồn lực con người, với kinh nghiệm, chuyên môn và khả năng quản trị đang là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các đơn vị trong quá trình từng bước nội địa hóa dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa công nghiệp tại Việt Nam.

Ở đây, cũng cần nói rõ hơn về cụm từ “gia đình bảo dưỡng” mà Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng từng nhấn mạnh. Có lẽ trong một hội thảo khoa học, ít ai chọn cách gọi đầy tính cảm xúc như vậy. Nhưng với Petrovietnam, một tập thể lớn được hình thành và phát triển suốt 50 năm qua, tinh thần “gia đình” ấy không phải là khẩu hiệu, mà là thực tế được bồi đắp từ sự kết nối giữa con người, kinh nghiệm và trách nhiệm nghề nghiệp.

Từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, Petrovietnam luôn chú trọng bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và nhà quản lý – những người vừa làm chủ công nghệ, vừa thấu hiểu hệ thống, vừa có tinh thần gắn bó bền bỉ. Họ có thể chuyển vị trí, thay đổi đơn vị, thậm chí đảm nhận những vai trò khác nhau qua từng giai đoạn, nhưng điều không đổi là tinh thần của những người lao động dầu khí, lặng thầm đóng góp vào sự ổn định và phát triển của các nhà máy, và rộng hơn là của cả Tập đoàn.

Chính nhờ sự gắn kết ấy, khi có định hướng rõ ràng và lời hiệu triệu đúng lúc, họ có thể nhanh chóng hình thành nên những “đội quân chuyên gia” – sẵn sàng phối hợp, thống nhất hành động để đảm bảo các nhà máy Petrovietnam luôn được “chăm sóc sức khỏe” đúng lúc, đúng cách, duy trì vận hành ổn định, hiệu quả. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà máy như Lọc dầu Dung Quất, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau... đều vận hành vượt công suất thiết kế từ 10 đến 18% – con số minh chứng nhiều điều về chất lượng công tác bảo dưỡng – sửa chữa và tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ kỹ thuật Petrovietnam.

Đợt bảo dưỡng tổng thể lần 6 của NMLD Dung Quất dự kiến sẽ được các đơn vị thành viên của Petrovietnam đảm nhiệm toàn bộ.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Xuân Huyên - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh về vấn đề cốt lõi hiện nay không chỉ là kỹ thuật, mà là sự chủ động và năng lực nội tại của các đơn vị dịch vụ trong Tập đoàn: “Chúng ta đã đầu tư rất lớn để xây dựng các nhà máy hiện đại trong nước, thì không có lý do gì để không giữ lại và làm chủ công tác bảo dưỡng – sửa chữa ngay tại Việt Nam”. Đây không chỉ là yêu cầu kinh tế – kỹ thuật, mà còn là bản sắc và niềm tự hào của những người làm chủ công nghệ, làm chủ thiết bị và làm chủ vận hành các tổ hợp công nghiệp hiện đại, một mục tiêu cần được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Trong dòng chảy của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo dưỡng – sửa chữa các tổ hợp công nghiệp trọng điểm ngày càng khẳng định vai trò then chốt. Không chỉ là yêu cầu kỹ thuật đơn thuần, đó còn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự vận hành liên tục, hiệu quả và an toàn cho các nhà máy, từ đó duy trì năng lực sản xuất quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Chính vì vậy, tại hội thảo lần này, Tiến sĩ Lê Xuân Huyên nhiều lần đặt ra câu hỏi mang tính chiến lược: “Các đơn vị dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa của chúng ta đã thực sự đủ tự tin và năng lực để đảm nhiệm toàn bộ các hạng mục công nghệ, kể cả những phần việc phức tạp nhất hay chưa?”

Câu hỏi ấy không mới, nhưng đã được đặt ra một cách liên tục, nhất quán suốt hơn một thập kỷ qua bởi các thế hệ lãnh đạo Petrovietnam. Và đến ngày 9/7/2025, tại hội thảo này, ông Phạm Văn Hùng – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty PTSC – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí thẳng thắn khẳng định:PTSC đã sẵn sàng đóng vai trò Tổng thầu trong các đợt bảo dưỡng tổng thể cho các nhà máy lọc – hóa dầu, chế biến khí, điện khí…

Không chỉ có PTSC, các đơn vị thành viên khác như PVChem, PVMR, VNPoly… cũng đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tự tin tiếp nhận và thực hiện các gói thầu bảo dưỡng phức tạp, kể cả những hạng mục liên quan đến thiết bị công nghệ bản quyền, yêu cầu kỹ thuật cao về hóa chất, vật tư đặc chủng và quản lý rủi ro.

Có thể nói, Hội thảo “Nâng cao năng lực, hiệu quả bảo dưỡng – sửa chữa lĩnh vực công nghiệp khí và lọc hóa dầu” năm 2025 là một cột mốc đáng nhớ – không chỉ về chuyên môn. Tại đây, không có lời hứa suông, chỉ có cam kết bằng năng lực, kinh nghiệm và sự trưởng thành của một hệ sinh thái dịch vụ kỹ thuật đã lớn mạnh sau hàng chục năm tích lũy. Quan trọng hơn cả, như lời khẳng định mang tính chiến lược: Petrovietnam đã sẵn sàng làm chủ toàn diện công tác bảo dưỡng – sửa chữa các nhà máy năng lượng – công nghiệp quy mô lớn tại Việt Nam, góp phần giữ vững dòng chảy sản xuất, đảm bảo an ninh năng lượng, khẳng định năng lực tự chủ công nghệ của quốc gia trong thời đại mới.

Tại kỳ bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, BSR và các nhà thầu đã thực hiện bảo dưỡng 546 thiết bị cơ khí tĩnh, 977 thiết bị đường ống, 67 thiết bị cơ khí, 275 thiết bị điện, 3.195 thiết bị tự động hóa và 67 dự án cải tiến (MOC) và 7 dự án Tie-in. Trong năm 2024, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoạt động ổn định vượt công suất thiết kế, ở mức 118%.

Bùi Công

Xuất bản thông tin

Tin tức mới nhất

news-2

Một hội thảo đặc biệt của những người gìn giữ “sức khỏe” cho các nhà máy Petrovietnam

icon clock

16:30

16/07/2025

news-2

Trung tâm đổi mới sáng tạo - Động lực mới của BSR

icon clock

16:51

14/07/2025

news-2

Phần 4: Sự chuyển đổi mô hình của thị trường dầu mỏ

icon clock

08:46

14/07/2025

Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn