logo BSR

Cổ phiếu BSR

VND

20,250

stock down icon

Giá dầu

USD

72.14

stock up icon

{allCategoryIds=, allKeywords=, allTagIds=, andOperator=false, anyCategoryIds=40256, anyKeywords=, anyTagIds=, classNameIds=, classTypeIds=, description=null, end=10, excludeZeroViewCount=false, expirationDate=Tue Jul 15 12:54:25 ICT 2025, groupIds=, keywords=null, linkedAssetEntryId=0, listable=true, notAllCategoryIds=, notAllKeywords=, notAllTagIds=, notAnyCategoryIds=, notAnyKeywords=, notAnyTagIds=, orderByCol1=displayDate, orderByCol2=null, orderByType1=DESC, orderByType2=null, paginationType=null, publishDate=Tue Jul 15 12:54:25 ICT 2025, start=0, title=null, userName=null, visible=true}

Phần 4: Sự chuyển đổi mô hình của thị trường dầu mỏ

Rất ít nhà đầu tư thực sự nhận thức đầy đủ về những thay đổi mô hình đang diễn ra trong thị trường dầu mỏ thế giới. Quá trình chuyển dịch này chắc chắn sẽ tạo ra các tác động sâu rộng đối với kinh tế vĩ mô và toàn bộ cấu trúc thị trường chứng khoán toàn cầu.

Các giai đoạn mô hình cung ứng dầu mỏ

Trong suốt 175 năm phát triển, thị trường dầu mỏ đã trải qua nhiều giai đoạn cung ứng khác biệt. Đặc biệt, giai đoạn 1998–2010 đánh dấu sự cạn kiệt dần của các mỏ dầu trên đất liền toàn cầu – phần lớn các phát hiện lớn đều diễn ra từ những năm 1940–1960 và đến cuối thế kỷ XX, sản lượng những mỏ chủ chốt này đã bước vào chu kỳ suy giảm không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng thần tốc của kinh tế Trung Quốc đã đẩy nhu cầu dầu toàn cầu lên mức cao kỷ lục, khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái thiếu hụt nguồn cung. Giá dầu WTI vì vậy tăng vọt lên đỉnh 134 USD/thùng vào năm 2008. Sau cú sốc tài chính toàn cầu 2008–2009, giá dầu vẫn phục hồi mạnh, giữ trên 100 USD/thùng giai đoạn 2011–2014. Lúc ấy, khai thác dầu ngoài khơi được kỳ vọng là giải pháp lớn cho vấn đề nguồn cung.

Tuy nhiên, chính sự trỗi dậy mạnh mẽ của dầu đá phiến Mỹ mới là biến số làm đảo lộn mọi dự báo truyền thống. Nhờ công nghệ khoan ngang và nứt vỉa thủy lực, các công ty Mỹ đã tiếp cận thành công những trữ lượng dầu và khí chưa từng được khai thác trước đó. Chỉ trong vòng một thập kỷ, sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh, đáp ứng tới gần 90% tăng trưởng cung dầu toàn cầu, đưa Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới – vượt qua cả Saudi Arabia và Nga. Giai đoạn tăng trưởng này giúp bù đắp sự sụt giảm sản lượng ngoài Mỹ và OPEC, đồng thời góp phần thiết lập lại cân bằng cung cầu dầu toàn cầu.

Thời kỳ hoàng hôn của dầu đá phiến Mỹ

Thời kỳ hoàng kim của dầu đá phiến Mỹ đang dần khép lại. Giá dầu thấp và bất ổn kinh tế đang khiến sản lượng dầu thô Mỹ, đặc biệt ở các lưu vực đá phiến, chững lại hoặc suy giảm sớm hơn dự kiến.

Các công ty dầu khí lớn đều thừa nhận thời điểm đạt đỉnh sản lượng dầu của Mỹ đang đến nhanh hơn, dự kiến sẽ trong giai đoạn 2027-2030, với lưu vực Permian là khu vực lớn cuối cùng vẫn còn tiềm năng tăng trưởng.

Giá dầu giảm sâu, cùng với bất ổn về kinh tế, thương mại và chuỗi cung ứng, đang thúc đẩy thời điểm đạt đỉnh sản lượng dầu Mỹ, bất chấp khẩu hiệu “khoan đi, khoan nữa, khoan mãi” của Tổng thống Donald Trump. Các CEO đầu ngành như Diamondback Energy hay ConocoPhillips đã công khai thừa nhận, đỉnh sản lượng dầu của Mỹ có thể đã xuất hiện hoặc sẽ tới trong vài năm tới, đặc biệt khi giá dầu ở mức thấp khó kích thích đầu tư mới.

Sự thoái trào này, kết hợp với môi trường đầu tư đầy bất ổn, đã khiến các lãnh đạo ngành dầu mỏ trên toàn thế giới phải đánh giá lại các ưu tiên cho hoạt động thượng nguồn. Đầu tư vào hoạt động dầu khí thượng nguồn được dự báo sẽ giảm 6% xuống còn khoảng 420 tỷ USD trong năm 2025, với mức giảm lớn nhất đến từ lĩnh vực dầu đá phiến nhẹ tại Hoa Kỳ.

Sự thoái trào này đặt ra câu hỏi lớn: Liệu khai thác ngoài khơi sâu sẽ trở thành “mô hình tăng trưởng” tiếp theo của thị trường dầu mỏ? Hay thị trường đang bước vào một chu kỳ “cân bằng động” với vai trò chi phối trở lại của OPEC+, giá dầu biến động mạnh và áp lực chuyển dịch năng lượng xanh ngày càng tăng?

Source: https://rigcount.bakerhughes.com/

Triển vọng cung – cầu đến năm 2030

Theo IEA, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 2,5 triệu thùng/ngày từ 2024 đến 2030, đạt bình quân 105,5 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại rõ rệt, chủ yếu do kinh tế toàn cầu tăng yếu (GDP dự báo chỉ 2,8% năm 2025) và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, đặc biệt trong vận tải. Doanh số xe điện dự kiến vượt 20 triệu chiếc vào năm 2025, sẽ thay thế khoảng 5,4 triệu thùng/ngày nhu cầu dầu vào năm 2030. Ở Saudi Arabia và một số nước OPEC+, việc chuyển từ đốt dầu sang khí tự nhiên và năng lượng tái tạo cũng làm giảm nhu cầu nội địa.

Ngược lại, hóa dầu trở thành động lực tăng trưởng chính cho nhu cầu dầu từ sau 2026. Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu mở rộng công suất hóa dầu, với tiêu thụ cho polymer và sợi tổng hợp đạt hơn 18 triệu thùng/ngày năm 2030. Ấn Độ và Đông Nam Á tiếp tục tăng nhập khẩu dầu, trong khi các nước phát triển (OECD) dự kiến giảm tiêu thụ 1,7 triệu thùng/ngày do chuyển đổi năng lượng.

Về nguồn cung, công suất sản xuất dầu toàn cầu dự báo tăng 5,1 triệu thùng/ngày lên gần 115 triệu thùng/ngày vào năm 2030, chủ yếu nhờ Saudi Arabia và Mỹ. Nguồn cung ngoài OPEC+ chỉ tăng 3,1 triệu thùng/ngày, với Mỹ và Brazil đóng vai trò then chốt. Từ tháng 5/2025, OPEC+ bắt đầu dỡ bỏ cắt giảm sản lượng, tạo áp lực giảm giá trong bối cảnh nguồn cung có thể vượt nhu cầu khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 2030, làm tăng nguy cơ dư thừa tồn kho.

Thách thức với ngành lọc dầu và thương mại dầu

Nhu cầu sản phẩm dầu tinh chế dự kiến đạt đỉnh năm 2027 ở mức 86,3 triệu thùng/ngày, sau đó giảm dần do tiêu thụ xăng và diesel suy yếu. Dù vậy, công suất lọc dầu toàn cầu vẫn tăng, chủ yếu tại Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi châu Âu và Mỹ dự kiến đóng cửa các nhà máy chi phí cao, dẫn tới dư thừa công suất lọc dầu toàn cầu, buộc ngành phải đẩy mạnh tái cấu trúc.

Cùng với đó, dòng chảy thương mại dầu toàn cầu cũng dịch chuyển mạnh. Thặng dư dầu thô ở Atlantic Basin, chủ yếu từ Mỹ, sẽ tăng lên tới 7 triệu thùng/ngày vào năm 2030, trong khi Trung Đông tiếp tục là trung tâm xuất khẩu sản phẩm dầu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng lớn ở châu Á. Xu hướng này không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển mà còn khiến giá thành sản phẩm dầu biến động mạnh, phụ thuộc vào cả yếu tố logistics lẫn rủi ro chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cân bằng động và trật tự mới của thị trường dầu mỏ

Những chuyển dịch mạnh mẽ về nguồn cung, cầu và cấu trúc tiêu dùng đã hình thành nên một thị trường dầu mỏ mới, vận hành theo logic “cân bằng động”. Quyền kiểm soát giá và nguồn cung ngày càng phụ thuộc vào chiến lược của các nhà sản xuất chủ chốt OPEC+ và năng lực thích ứng linh hoạt từ các nhà sản xuất ngoài khối, đặc biệt là Mỹ.

Khi nhu cầu tăng chậm lại, cấu trúc tiêu thụ thay đổi mạnh, áp lực chuyển đổi xanh tiếp tục gia tăng, tất cả các chủ thể trên thị trường buộc phải điều chỉnh mô hình dự báo, đầu tư và quản trị rủi ro để thích nghi với một môi trường biến động phức tạp và khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh đó, các mô hình vận hành truyền thống sẽ không còn phù hợp. Một trật tự mới đang hình thành trên thị trường dầu mỏ, nơi vai trò điều tiết của OPEC+, sự thích ứng của doanh nghiệp, cũng như khả năng dự báo và quản trị rủi ro sẽ quyết định thành bại trong giai đoạn chuyển đổi lịch sử này.

Lê Trung Lân (Tổng hợp)

Asset Publisher

Tin tức mới nhất

Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn